
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP PHỤ Cs+, Sr2+ BỞI VẬT LIỆU NANO KẼM HEXACYANOFERRATE
Author(s) -
Trương Đông Phương,
Lê Vũ Trâm Anh,
Kiều Thị Đan Thy,
N.T. Hong,
Nguyễn Đình Trung
Publication year - 2021
Publication title -
tạp chí khoa học đại học sư phạm thành phố hồ chí minh
Language(s) - Vietnamese
Resource type - Journals
ISSN - 2734-9918
DOI - 10.54607/hcmue.js.18.9.3140(2021
Subject(s) - chemistry , nuclear chemistry
Vật liệu kích thước nano kẽm hexacyanoferrate (ZnHF) là loại vật liệu hấp phụ hiệu quả đối với hai ion Cs+ và Sr2+. ZnHF được điều chế bằng phương pháp đồng kết tủa. Các phổ hồng ngoại Fourier (FTIR), nhiễu xạ tia X (XRD), quang phổ tia X kết hợp tán xạ năng lượng (EDS), kính hiển vi điện tử truyền qua có độ phân giải cao (HRTEM) được sử dụng để xác định hình thái của vật liệu ZnHF. Vật liệu Zn15[Fe(CN)6]12(2K).10H2O, tinh thể ở dạng trigonal (p-3c1), có kích thước 50-200 nm, diện tích bề mặt BET là 43,08 m2/g. Cả hai ion Cs+ và Sr2+ bị loại khỏi dung dịch đều phụ thuộc vào pH, hấp dung cực đại của quá trình được tiến hành ở pH = 6. Dung lượng hấp phụ cực đại theo mô hình tính toán Langmuir qmax là 190,52 và 72,43 mg/g lần lượt đối với cesi và stronti. Quá trình hấp phụ cả hai ion Cs+ và Sr2+ trong nước bởi vật liệu ZnHF tuân theo quy luật của quá trình hấp phụ đơn thuần. Hai mô hình hấp phụ Langmuir và Freundlich có thể dùng mô tả quá trình hấp phụ ion Cs+ và Sr2+ bởi vật liệu này. Vật liệu kẽm hexacyanoferrate (ZnHF) kích thước nano, giá thành thấp, dễ tổng hợp; loại vật liệu này có thể trở thành chất hấp phụ hấp dẫn và đầy hứa hẹn trong việc xử lí ion Cs+ và Sr2+trong nước.