Open Access
Tác động của mở rộng đô thị đến di sản văn hóa: nghiên cứu ở khu vực quần thể di tích Huế
Author(s) -
Văn Mạnh Phạm,
Ngọc Thạch Nguyễn,
Quang Thành Bùi,
Vũ Đông Phạm,
Minh Hải Phạm
Publication year - 2019
Publication title -
tạp chí khoa học đo đạc và bản đồ
Language(s) - Vietnamese
Resource type - Journals
ISSN - 2734-9292
DOI - 10.54491/jgac.2019.40.310
Subject(s) - chemistry , stereochemistry , medicinal chemistry
Những biến động đô thị tốc độ nhanh và quy mô rộng trong những thập kỷ gần đây đã gây ra rất nhiều thách thức trong công tác bảo tồn và quy hoạch sử dụng đất, đặc biệt là công tác bảo tồn di tích lịch sử. Tốc độ phát triển đặt ra một thách thức cho các nhà quy hoạch đô thị, việc mở rộng ranh giới thành phố thường xuyên vượt quá quy hoạch. Điều này dẫn đến những thách thức hơn nữa cho các nhà quy hoạch đô thị, cụ thể là (i) cơ sở dữ liệu quy hoạch thường bị lỗi thời và (ii) các quá trình, mô hình tăng trưởng đô thị không có kế hoạch không được tính toán một cách hợp lý. Bài viết này trình bày một cách tiếp cận để giải quyết những thách thức này bằng cách sử dụng dữ liệu viễn thám đa thời gian để nghiên cứu sự thay đổi lớp phủ/sử dụng đất trong gần nửa thế kỷ (1968-2016) bằng cách sử dụng dữ liệu vệ tinh SPOT và bản đồ địa hình từ NIMA do thư viện trường Đại học Texas công bố. Một phân tích chi tiết về mở rộng không gian đô thị được định lượng bằng các chỉ số đô thị hóa khác nhau. Kết quả chỉ ra rằng quá trình mở rộng đô thị đã mang lại những thay đổi lớn về sử dụng đất và tăng trưởng đô thị, dẫn đến những tác động đáng kể đến không gian cảnh quan của các di tích. Các phát hiện tiếp tục cho thấy sự suy giảm về đất nông nghiệp và không gian xanh kéo dài trong suốt 48 năm. Kết quả không chỉ xác nhận khả năng ứng dụng và hiệu quả của phương pháp tích hợp giữa viễn thám và đo lường mà còn cho thấy các đặc điểm đáng chú ý về thời gian của thay đổi sử dụng đất và động lực mở rộng đô thị trong các khoảng thời gian khác nhau (1968-1995, 1995-2000, 2000-2005, 2005-2011, và 2011-2016).