z-logo
open-access-imgOpen Access
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Ở BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH
Author(s) -
Nguyễn Trường Sơn,
Nguyễn Thị Anh Tú,
Nguyễn Thị Vân Hồng,
Hoàng Mai Hương
Publication year - 2022
Publication title -
y học việt nam
Language(s) - Vietnamese
Resource type - Journals
ISSN - 1859-1868
DOI - 10.51298/vmj.v511i1.2085
Subject(s) - chemistry , stereochemistry , medicinal chemistry
Hội chứng ruột kích thích là một rối loạn chức năng tiêu hóa thường gặp ở nước ta cũng như trên thế giới, đặc điểm lâm sàng là đau bụng, khó chịu và thay đổi thói quen đại tiện. Mục tiêu: Đánh giá chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân hội chứng ruột kích thích. Đối tượng và phương pháp: 207 BN trên 18 tuổi, được chẩn đoán hội chứng ruột kích thích theo tiêu chuẩn ROME IV. Tại bệnh viện Bạch mai từ tháng 06/2019 - 09/2020. Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, mô tả cắt ngang. Kết quả: Điểm chất lượng cuộc sống (CLCS) chung của nhóm nghiên cứu là 79,3 (95%CI: 77,2 – 81,3). Lĩnh vực hạn chế ăn uống có điểm CLCS thấp nhất (62,3; 95%CI: 59,2 – 65,4), tiếp theo là lĩnh vực hoạt động thể chất (67,9; 95%CI: 64,9 – 70,9). Lĩnh vực hoạt động xã hội và các mối quan hệ xã hội có điểm CLCS cao tương ứng là 90,6 (95%CI: 89,1 – 92,1) và 94,0 (95%CI: 92,4 – 95,5). - Nhóm bệnh nhân nghiên cứu có CLCS chủ yếu ở mức độ vừa (87 bệnh nhân tương ứng với 42,0%). Có 12 bệnh nhân (5,8%) có CLCS ở mức rất kém, 42 bệnh nhân (20,3%) có CLCS ở mức kém và 66 bệnh nhân (31,9%) có điểm CLCS ở mức tốt. - Điểm CLCS trên lĩnh vực hoạt động tình dục ở nhóm trên 70 tuổi (100 điểm) cao hơn các nhóm tuổi khác, thấp nhất là ở nhóm tuổi dưới 30 tuổi (77,8; 95%CI: 67,2 – 88,5). Kết luận: Chất lượng cuộc sống chung ở mức vừa (42,0%), CLCS ở mức kém và rất kém 26,1%. Các lĩnh vực hạn chế ăn uống, lo lắng sức khỏe và hoạt động thể chất có điểm CLCS chung ở mức độ kém và vừa (từ 62,3 – 77,9 điểm).

The content you want is available to Zendy users.

Already have an account? Click here to sign in.
Having issues? You can contact us here