z-logo
open-access-imgOpen Access
TỶ LỆ TRẺ MẮC RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ VÀ KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU CAN THIỆP PHỤC HỒI CHỨC NĂNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI TỈNH QUẢNG NGÃI
Author(s) -
Nguyễn Tấn Đức,
Võ Văn Thắng,
Lương Ngọc Khuê,
Nguyễn Thanh Quang Vũ,
Đặng Trong,
Nguyễn Thị Xuân Duyên
Publication year - 2021
Publication title -
y học việt nam
Language(s) - Vietnamese
Resource type - Journals
ISSN - 1859-1868
DOI - 10.51298/vmj.v505i1.1022
Subject(s) - chemistry , stereochemistry , physics
Mục tiêu: Mô tả tỷ lệ, đặc điểm của trẻ 24-72 tháng tuổi mắc rối loạn phổ tự kỷ (RLPTK) và đánh giá hiệu quả bước đầu can thiệp phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng tại Quảng Ngãi. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang từ tháng 9/2016 đến tháng 12/2016 trên 74.308 trẻ 24-72 tháng tuổi. Nghiên cứu can thiệp có đối chứng từ tháng 8/2017 đến tháng 8/2019. Kết quả: Tỷ lệ  RLPTK tại tỉnh Quảng Ngãi là 0,38% với 63,57% mức độ nặng và 36,43% mức độ nhẹ - vừa; phân bố theo giới tính nam:nữ là 3,1:1. Độ tuổi trung bình của trẻ RLPTK là 45,49 tháng tuổi. Có mối liên quan giữa giới tính và nơi ở của gia đình và tình trạng mắc RLPTK của trẻ. Điểm thang CARS trung bình thay đổi ở nhóm chứng 2,12 điểm (từ 39,89 xuống 37,77), ở nhóm can thiệp 7,42 điểm (từ 41,09 xuống 33,67) (p<0,05). Ở nhóm can thiệp có 72,7% số trường hợp có cải thiện mức độ RLPTK theo điểm thang CARS, 27,3% số trường hợp không cải thiện (p<0,05). Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê ở nhóm tuân thủ can thiệp chuyên biệt tại Bệnh viện, tuân thủ can thiệp tại gia đình, tuân thủ can thiệp tại cộng đồng với sự cải thiện mức độ RLPTK theo điểm thang CARS. Kết luận: Trẻ 24 -72 tháng tuổi mắc RLPTK ở tỉnh Quảng Ngãi chiếm 3,8 ‰, khá giống với tỷ lệ trẻ RLPTK trong các nghiên cứu tương tự khác trên thế giới. Mô hình can thiệp dành riêng cho bệnh viện kết hợp với sự tham gia của gia đình và mạng lưới chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào cộng đồng đã đạt được kết quả tốt và hiệu quả cho trẻ RLPTK.

The content you want is available to Zendy users.

Already have an account? Click here to sign in.
Having issues? You can contact us here