
HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC KIỂM DỊCH Y TẾ BIÊN GIỚI SAU KHI SÁP NHẬP TRUNG TÂM KIỂM DỊCH Y TẾ QUỐC TẾ VÀO TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT
Author(s) -
Hoàng Văn Ngọc,
Trần Đắc Phu,
Nguyễn Đăng Vững
Publication year - 2021
Publication title -
y học việt nam
Language(s) - Vietnamese
Resource type - Journals
ISSN - 1859-1868
DOI - 10.51298/vmj.v504i2.910
Subject(s) - stereochemistry , chemistry
Bối cảnh: Từ năm 2015, Bộ Y tế quyết định sáp nhập Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế (TTKDYTQT) vào Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh/thành phố tại Việt Nam. Tuy nhiên, hiệu quả của việc sáp nhập đối với công tác Kiểm dịch y tế biên giới vẫn chưa được nghiên cứu. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của công tác Kiểm dịch y tế biên giới sau khi sáp nhập TTKDYTQT vào CDC tại Việt Nam. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu định tính, thực hiện phỏng vấn sâu với bộ câu hỏi bán cấu trúc đối với 31 lãnh đạo Trung tâm và lãnh đạo khoa chuyên môn tại 06 TTKDYTQT tại TP. Hà Nội, tỉnh Quảng Trị, TP. Đà Nẵng, tỉnh Kon Tum, tỉnh Đồng Nai và tỉnh An Giang từ tháng 1 năm 2019 đến tháng 8 năm 2019. Đây là các trung tâm đã thực hiện mô hình sáp nhập vào CDC tỉnh, thành phố. Kết quả: Sự cần thiết của việc sáp nhập TTKDYTQT vào CDC tỉnh/thành phố cho công tác Kiểm dịch y tế biên giới mang ý kiến trái chiều. Không có nhiều sự thay đổi về cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Trung tâm sau khi sáp nhập. Trong khi nguồn nhân lực tại các khoa phòng tăng, số lượng cán bộ làm công tác quản trị, hành chính và chuyên môn kiểm dịch y tế biên giới giảm. Năng lực xét nghiệm tại các trung tâm được cải thiện đáng kể. Kết luận: Hiệu quả của mô hình sáp nhập TTKDYTQT vào CDC tại Việt Nam đối với công tác Kiểm dịch y tế biên giới chưa rõ ràng. Cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá mô hình sáp nhập này để phát huy được điểm mạnh và khắc phục điểm hạn chế của mô hình.