
Tiên lượng rối loạn nhịp tim nguy hiểm sau phẫu thuật tứ chứng fallot bằng kết hợp điện thế muộn và biến thiên nhịp tim
Author(s) -
Hoàng Anh Tiến,
Đoàn Chí Thắng
Publication year - 2020
Publication title -
tim mạch và lồng ngực
Language(s) - Vietnamese
Resource type - Journals
ISSN - 0866-7551
DOI - 10.47972/vjcts.v14i.174
Subject(s) - chemistry , stereochemistry
74 bệnh nhân> 15 tuổi mắc tứ chứng Fallot đã được phẫu thuật sửa chữa hoàn toàn và theo dõi rối loạn nhịp tim nguy hiểm trong vòng 3 năm. Bệnh nhân được đo Holter 24 giờ và điện thế muộn, dùng đường cong ROC đánh giá độ nhạy và độ đặc hiệu của điện thế muộn và biến thiên nhịp tim trong tiên lượng rối loạn nhịp nguy hiểm. Dùng OR so sánh giá trị kết hợp biến thiên nhịp tim và điện thế muộn. Điểm cắt tốt nhất của HFQRSd trong tiên lượng rối loạn nhịp thất là lớn hơn 151ms; AUC= 0,783; Độ nhạy: 86,4%; Độ đặc hiệu: 63,5 %. Điểm cắt tốt nhất của HFLA trong tiên lượng rối loạn nhịp thất là lớn hơn 47ms; AUC= 0,654; Độ nhạy: 50%; Độ đặc hiệu: 88,5 %. Điểm cắt tốt nhất của RMS trong tiên lượng rối loạn nhịp thất là nhỏ hơn hoặc bằng 21μV; AUC= 0,633; Độ nhạy: 59,1%; Độ đặc hiệu: 71,2 %.Bệnh nhân có ĐTM(+) và giảm BTNT thì dự báo khả năng rối loạn nhịp tim cao gấp 13,14 lần (OR=13,14) so với nhóm bệnh nhân có ĐTM (-) và BTNT không giảm, với p<0,05.
Kết hợp điện thế muộn và biến thiên nhịp tim cho giá trị cao nhất dự báo rối loạn nhịp tim nguy hiểm.