
So sánh chỉ số Copenhagen với chỉ số ROMA trong dự báo tiền phẫu ung thư buồng trứng
Author(s) -
Doãn Tú Trần,
Vũ Quốc Huy Nguyễn
Publication year - 2020
Publication title -
phụ sản
Language(s) - Vietnamese
Resource type - Journals
ISSN - 1859-3844
DOI - 10.46755/vjog.2020.3.1145
Subject(s) - chemistry , stereochemistry
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng ở các bệnh nhân có khối u buồng trứng được chỉ định phẫu thuật. So sánh chỉ số Copenhagen với chỉ số ROMA trong dự báo tiền phẫu ung thư buồng trứng.
Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 290 bệnh nhân có khối u buồng trứng được chỉ định phẫu thuật tại Khoa Phụ Sản, Bệnh viện Trung Ương Huế và Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế từ 01/2019 đến 05/2020. Tất cả các bệnh nhân được thu thập thông tin cá nhân, khám lâm sàng, xét nghiệm CA125 và HE4 huyết thanh. Tính chỉ số ROMA (Risk of Ovarian Malignancy Algorithm, Thuật toán nguy cơ ác tính khối u buồng trứng), chỉ số Copenhagen (CPH-I). Sau mổ, kết quả mô bệnh học khối u được sử dụng để đánh giá giá trị dự báo của hai chỉ số.
Kết quả: Có 46 trường hợp ung thư buồng trứng và 244 trường hợp khối u buồng trứng lành tính. Triệu chứng lâm sàng của khối u buồng trứng chủ yếu là đau bụng chiếm 69,7%, rối loạn kinh nguyệt chiếm 16,6%. Các triệu chứng của ung thư buồng trứng gồm đau bụng (63,0%), bụng lớn dần (23,9%%), triệu chứng khác như mệt mỏi, sút cân (17,4%). Độ nhạy và độ đặc hiệu của ROMA, CPH-I dự báo ung thư buồng trứng lần lượt là 69,57% và 92,21%; 80,43% và 80,33%. Điểm cắt tối ưu của CPH-I là 2,01%. Diện tích dưới đường cong ROC của ROMA và CPH-I dự báo ung thư buồng trứng tương ứng là 0,848 (KTC 95%: 0,801 – 0,887) và 0,862 (KTC 95%: 0,817 – 0,900).
Kết luận: Triệu chứng lâm sàng của ung thư buồng trứng đa dạng. Vì vậy, sự ra đời của chỉ số Copenhagen giúp phân tầng nguy cơ ung thư buồng trứng, không phụ thuộc vào tình trạng mãn kinh, đơn giản, có thể thay thế cho ROMA trong thực hành lâm sàng.