
SƠN TRUYỀN THỐNG TRÊN NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ THỜI NGUYỄN, THỰC TRẠNG, GIẢI PHÁP VÀ HƯỚNG BẢO TỒN
Author(s) -
Đỗ Xuân Phú
Publication year - 2020
Publication title -
xã hội và nhân văn
Language(s) - Vietnamese
Resource type - Journals
eISSN - 2615-9724
pISSN - 2588-1213
DOI - 10.26459/hueunijssh.v129i6d.5527
Subject(s) - chemistry , stereochemistry
Sơn truyền thống trên trang trí di tích thời Nguyễn là những đồ sơn có giá trị thẩm mỹ độc đáo. Trải qua hơn một thế kỷ, sơn truyền thống trên trang trí vẫn tồn tại, có tính dân dã và tính tâm linh. Ngoài ra, nó còn có ý nghĩa nhân văn Chân –Thiện –Mỹ. Những sắc màu cổ kính của chất liệu sơn truyền thống hòa quyện với hoạ tiết trang trí, biểu hiện rõ nét trên các công trình kiến trúc, mỹ thuật cung đình thời Nguyễn như Điện Thái Hoà, Thế Miếu, Hưng Miếu, Hiển Lâm Các... và một số lăng tẩm khác. Qua khảo sát, trao đổi với các chuyên gia và dựa trên các tư liệu thu thập được, chúng tôi trình bày vai trò và thực trạng của việc sử dụng Sơn truyền thống trong nghệ thuật tạo hình trang trí tại một số công trình di tích ở Thừa Thiên Huế. Từ đó, đưa ra những kiến nghị và giải pháp đối với việc bảo tồn Sơn truyền thống trên nghệ thuật trang trí thời Nguyễn.