z-logo
open-access-imgOpen Access
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG VÀ KHẢ NĂNG CHỐNG OXY HÓA CỦA MỘT SỐ GIỐNG SEN HỒNG TRỒNG Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Author(s) -
Nguyễn Quỳnh Trang,
Hoàng Kim Hồng,
Đặng Thanh Long
Publication year - 2019
Publication title -
tạp chí khoa học đại học huế: khoa học tự nhiên/tạp chí khoa học đại học huế: khoa học tự nhiên (online)
Language(s) - Vietnamese
Resource type - Journals
eISSN - 2615-9678
pISSN - 1859-1388
DOI - 10.26459/hueuni-jns.v128i1e.5431
Subject(s) - chemistry
Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu về thành phần dinh dưỡng và khả năng chống oxy hóa của bốn giống sen hồng trồng ở tỉnh Thừa Thiên Huế, gồm ba giống sen hồng địa phương (hồng Huế) và một giống sen Cao sản - có nguồn gốc Đồng Tháp. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy hạt sen trồng ở tỉnh Thừa Thiên Huế có có khả năng chống oxy hóa và giá trị dinh dưỡng rất cao, thể hiện qua hàm lượng các chất trong 100g hạt sen khô như carbohydrate (58,8-62,3 g), protein (19,9-23,8 g), lipid (2,05-2,67 g), đường tổng số (11-13,7 g), các nguyên tố khoáng K (1,32-1,46 g), Ca (0,13-0,21 g), P (0,60-,76 g), các acid amin (16,61-17,86 g) và enzyme catalase (0,26-0,42 U/mg protein), vitamin C (0,01 – 0,04%), trong đó các giống sen hồng địa phương đều cho kết quả cao hơn giống sen Cao sản về tất cả các chỉ tiêu nghiên cứu. Kết quả đánh giá về hàm lượng amylose, độ brix, độ bền gel, độ trở hồ cho thấy các giống sen hồng Huế đều có giá trị cao hơn sen Cao sản, chứng tỏ 3 giống sen hồng Huế không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao hơn mà còn có độ ngọt, độ dẻo và vị thơm hơn so với giống sen Cao sản. Đó chính là một trong những lý do, khiến các giống sen địa phương trở thành một sản phẩm du lịch mang thương hiệu “sen Huế”, rất được du khách ưa chuộng.

The content you want is available to Zendy users.

Already have an account? Click here to sign in.
Having issues? You can contact us here