
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ CƠ TU Ở KHU VỰC MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NAM
Author(s) -
Nguyễn Quang Tân,
Huỳnh Văn Chương,
Nguyễn Hoàng Khánh Linh,
Trần Thị Phương,
Nguyễn Thị Hồng,
Phạm Gia Tùng,
Lê Ngọc Phương Qúy,
Trần Thị Ánh Tuyết,
Trương Thị Hồng Vân
Publication year - 2019
Publication title -
kinh tế và phát triển/nông nghiệp và nông thôn
Language(s) - Vietnamese
Resource type - Journals
eISSN - 2588-1191
pISSN - 2588-1205
DOI - 10.26459/hueuni-jard.v128i3d.5473
Subject(s) - stereochemistry , chemistry
Tóm tắt: Là một quốc gia phụ thuộc vào tài nguyên, Việt Nam xác định đất nông nghiệp đóng vai trò nền tảng cho sự phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là khu vực miền núi. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của người Cơ Tu về các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường tại khu vực miền núi tỉnh Quảng Nam. Thông tin thứ cấp là các báo cáo của chính quyền địa phương và thông tin sơ cấp là kết quả điều tra đối với 84 hộ dân và 3 cuộc thảo luận nhóm tại xã Sông Kôn, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. Kết quả cho thấy có 6 loại hình sử dụng đất chính tại địa bàn nghiên cứu, nhưng chỉ có đất trồng cây Keo là mang lại hiệu quả. Cụ thể, với các giá trị IRR = 9,35%, cao hơn lãi suất ngân hàng hiện tại (6,8%) và NPV hơn 500 nghìn đồng, Keo là cây mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với với lúa, ngô và sắn. Khoảng cách giữa ruộng keo đến đường chính có tương quan nghịch có ý nghĩa thống kê với doanh thu (p < 0,05). Keo rất dễ trồng, phù hợp với điều kiện canh tác của người dân địa phương, nhưng hiệu quả kinh tế chưa thực sự cao.Từ khoá: cây Keo, đất nông nghiệp, hiệu quả kinh tế, người Cơ Tu