
Tổng quan về các yếu tố nguy cơ trong hen phế quản trẻ em
Author(s) -
Dương Quý Sỹ,
Lê Thị Minh Hương
Publication year - 2018
Publication title -
tạp chí nghiên cứu và thực hành nhi khoa/journal of pediatric research and practice
Language(s) - Vietnamese
Resource type - Journals
eISSN - 2734-9179
pISSN - 2615-9198
DOI - 10.25073/jprp.v0i6.104
Subject(s) - chemistry , stereochemistry , medicinal chemistry
Hen phế quản (viết tắt là hen) là bệnh hô hấp mãn tính phổ biến ở trẻ em, là nguyên nhân hàng đầu gây tình trạng bệnh mãn tính ở trẻ, được đánh giá qua tần suất các lần khám bệnh cấp cứu, về thời gian nhập viện điều trị bệnh và thời gian nghỉ học vì bệnh hen. Trong những thập kỷ qua, mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong hiểu biết về sinh bệnh học, chẩn đoán, điều trị và quản lý bệnh hen tại cộng đồng, tuy nhiên việc thực hành chẩn đoán và điều trị hen tốt vẫn đang còn thách thức lớn đối với các bác sĩ chuyên ngành nhi khoa. Do sự không đồng nhất của các triệu chứng hen ở trẻ em, đặc biệt là ở trẻ nhỏ rất khó để xác định và đưa ra được một định nghĩa rõ ràng và cụ thể về bệnh hen trong quần thể dân số này. Hiện nay, chẩn đoán hen ở trẻnhỏ chủ yếu dựa trên tiền sử các triệu chứng, nguy cơ mắc các bệnh dị ứng và thăm khám lâm sàng trong trường hợp không có nhiễm trùng đường hô hấp đi kèm. Ở trẻ trên 5 tuổi, chẩn đoán hen được thực hiện tương tự như ở người lớn và dựa trên tình trạng viêm mãn tính của đường hô hấp kết hợp với hiện tượngtăng phản ứng tính phế quản và khả năng hồi phục của giới hạn dòng khí thở ra. Bên cạnh các yếu tố có thể điều chỉnh được liên quan đến việc kiểm soát bệnh hen như kỹ thuật dùng thuốc hít, việc tuân thủ điều trị, thì việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ của bệnh hen ở trẻ em trong quá trình bào thai, phơi nhiễm các yếu tố môi trường sau sinh... vẫn đang là thách thức thực sự trong kiểm soát bệnh hen ở trẻ em. Ngoài ra việc xác định và điều trị các bệnh dị ứng đi kèm, ngưng thở khi ngủ, béo phì và trào ngược dạ dày thực quản là rất quan trọng trong việc đánh giá bệnh hen và phối hợp điều trị bệnh ở trẻ em. Do vậy, các thầy thuốc nhi khoa không chỉ đánh giá lâm sàng và điều trị bệnh hen mà còn có chiến lược dự phòng thông qua việc tác động vào các yếu tố nguy cơ gây hen, những giải pháp hiệu quả giúp tránh được nguy cơ bị hen ở trẻ em.