z-logo
open-access-imgOpen Access
NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG Cu, Pb, Cd TRONG LOÀI HẾN (Corbicula sp.) VÀ TRẦM TÍCH SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA TỈNH BẮC GIANG VÀ BẮC NINH
Author(s) -
Bùi Thị Minh Thu
Publication year - 2018
Publication title -
tạp chí khoa học đại học quốc gia hà nội: nghiên cứu giáo dục (vnu journal of science: education research)/tạp chí khoa học đại học quốc gia hà nội: các khoa học trái đất và môi trường (vnu journal of science: earth and environmental sciences)
Language(s) - Vietnamese
Resource type - Journals
eISSN - 2615-9279
pISSN - 2588-1094
DOI - 10.25073/2588-1094/vnuees.4277
Subject(s) - chemistry , stereochemistry
Để đánh giá chất lượng trầm tích và lựa chọn sinh vật chỉ thị giám sát ô nhiễm kim loại nặng trong trầm tích sông, chúng tôi đã đánh giá mức độ ô nhiễm Cu, Pb, Cd  trong trầm tích và tích lũy những kim loại nặng này trong 12 mẫu trầm tích và 12 mẫu hến (Corbicula sp.) thu thập tại sông Cầu đoạn chảy qua tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh vào tháng 01 và tháng 4 năm 2018. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hàm lượng Pb trong trầm tích lớn nhất (113,20 - 203,91 mg/kg trầm tích khô), tiếp theo là hàm lượng Cu (20,22 - 77,34 mg/kg trầm tích khô), và thấp nhất là hàm lượng Cd (0,22 - 1,28 mg/kg trầm tích khô). Hàm lượng các kim loại này trong mô loài hến (Corbicula sp.) dao động từ 0,04 đến 3,73 mg/kg hến tươi. Kết quả cũng cho thấy  hàm lượng Pb trong trầm tích và trong mô loài hến đều vượt quá giới hạn cho phép của QCVN 43:2012/BTNMT và QCVN 08-2:2011/BYT. Phân tích tương quan chỉ ra rằng hàm lượng Cu trong trầm tích có tương quan thuận và chặt chẽ (r = 0,54; p 0,05), và của Pb có tương quan thuận và tương đối cao (r = 0,43, p<0,05) với hàm lượng của chính các kim loại nặng đó trong mô hến (Corbicula sp.). Từ kết quả nghiên cứu này cho thấy, có thể sử dụng loài hến (Corbicula sp.) làm sinh vật chỉ thị giám sát ô nhiễm kim loại nặng trong trầm tích tại sông Cầu.

The content you want is available to Zendy users.

Already have an account? Click here to sign in.
Having issues? You can contact us here